Thủy tinh neodymi Neodymi

Nam châm neodymi trên giá đỡ từ ổ đĩa cứng.Các tấm thủy tinh kích thích bằng neodymi được dùng trong các laser cực mạnh của nhiệt hạch hãm quán tính.

Thủy tinh neodymi (thủy tinh Nd) được tạo ra bằng việc đưa vào ôxít neodymi (Nd2O3) trong thủy tinh nóng chảy. Trong ánh sáng ban ngày hay ánh sáng của các đèn nóng sáng thì thủy tinh neodymi có màu tím oải hương, nhưng nó trở thành màu lam nhạt khi được chiếu sáng bằng ánh sáng của đèn huỳnh quang.

Các laser trạng thái rắn thủy tinh neodymi được sử dụng trong các hệ thống nhiều tia cực cao công suất (cỡ terawatt), cao năng lượng (cỡ megajoule) cho nhiệt hạch hãm quán tính. Các laser thủy tinh Nd thông thường là nhân ba tần số cho họa ba thứ ba ở bước sóng 351 nm trong các thiết bị nhiệt hạch laser.

Thủy tinh neodymi được sử dụng rộng rãi trong các đèn nóng sáng để tạo ra ánh sáng "tự nhiên" hơn. Thủy tinh neodymi cũng đã được cấp bằng sáng chế để sử dụng trong các gương chiếu hậu của ô tô để giảm sự chói lòa về ban đêm.

Sử dụng thương mại đầu tiên của neodymi tinh chế là trong tạo màu thủy tinh, bắt đầu với các thực nghiệm của Leo Moser trong tháng 11 năm 1927. Thủy tinh "Alexandrite" được tạo ra vẫn là màu dấu hiệu của các công xưởng thủy tinh Moser cho tới nay. Thủy tinh neodymi được các xưởng thủy tinh tại Mỹ mô phỏng rộng rãi trong đầu thập niên 1930, đáng chú ý nhất có Heisey, Fostoria ("wisteria"), Cambridge ("heatherbloom") và Steuben ("wisteria") cũng như ở một vài nơi khác (chẳng hạn Lalique ở Pháp hay Murano). Thủy tinh "twilight" của Tiffin còn trong sản xuất từ khoảng 1950 tới khoảng 1980. Các nguồn hiện tại bao gồm các nhà sản xuất kính tại Cộng hòa Séc, Hoa KỳTrung Quốc; Caithness Glass ở Scotland cũng sử dụng rộng rãi chất tạo màu này.

Các dải hấp thụ sắc nét của neodymi làm cho màu thủy tinh thay đổi theo các điều kiện chiếu sáng khác nhau, từ có màu tía hơi đỏ dưới ánh sáng ban ngày hay dưới ánh sáng của đèn nóng sáng vàng, nhưng trở thành màu lam dưới ánh sáng trắng của đèn huỳnhg quang, hoặc ánh xanh lục dưới điều kiện chiếu sáng ba màu. Hiện tượng thay đổi màu này được các nhà sưu tập thủy tinh đánh giá cao. Neodymi kết hợp với praseodymi tạo ra thủy tinh "Heliolite" của Moser. Khi kết hợp với vàng hay selen nó tạo ra màu đỏ đẹp cho thủy tinh, chẳng hạn "Royalite" của Moser hay "Wistaria" của Tiffin hay một số màu khác mà Fenton thu được. Do sự tạo màu của neodymi phụ thuộc vào các sự chuyển tiếp f-f "hãm" sâu bên trong nguyên tử, nên ở đây có ảnh hưởng tương đối ít đối với màu sắc từ môi trường hóa học, vì thé màu là không thấm qua được đối với lịch sử nhiệt của thủy tinh. Tuy nhiên, để có màu tốt nhất, các tạp chất chứa sắt cần phải ở mức tối thiểu trong cát được dùng để nấu thủy tinh. Cùng một "mức hãm" của các chuyển tiếp f-f làm cho các chất tạo màu từ kim loại đất hiếm ít gắt hơn so với các chất tạo màu từ các nguyên tố có chuyển tiếp chủ yếu là lớp d, vì thế cần phải dùng nhiều hơn trong thủy tinh để đạt được cường độ màu mong muốn. Công thức gốc của Moser sử dụng khoảng 5% ôxít neodymi trong thủy tinh nóng chảy, một lượng vừa đủ như vậy được Moser nói tới như là thủy tinh "kích thích bằng đất hiếm". Là một bazơ đủ mạnh, mức như vậy của neodymi có thể ảnh hưởng tới các tính chất nóng chảy của thủy tinh và hàm lượng canxi trong thủy tinh có thể cũng phải điều chỉnh theo.